Tiền thân TTYT huyện Cát Tiên: Năm 1982 theo lời kêu gọi của Đảng – Nhà nước người dân từ các miền trên cả nước xung phong đi xây dựng vùng kinh tế mới Cát Tiên. Thực hiện chủ trương của Đảng – Nhà nước là nơi nào có dân thì nơi đó phải có y tế để chăm lo sức khỏe cho nhân dân. Ngày ấy, cùng với nhân dân đi xây dựng vùng kinh tế mới các cán bộ y tế thuộc tỉnh Nghĩa Bình cũ (nay tách thành tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi) khoát ba lô lên vai hăng hái lên đường vào vùng kinh tế mới để chăm lo sức sức khỏe cho nhân dân.
Từ đó Phân viện Nghĩa Bình được thành lập thuộc Ban tiền phương cơ sở điều trị với 25 giường bệnh làm bằng tre và nhà làm việc cũng bằng tranh tre vách nứa. Trang thiết bị hầu như chưa có gì, chỉ có ống nghe, máy đo huyết áp, ít cái kéo, cái pen, cái bơm tiêm, còn thuốc men thiếu thốn. Nhân lực lúc này chỉ có 01 bác sĩ được tăng cường, còn lại là y sĩ, y tá sơ học với nhiệm vụ điều trị các bệnh thông thường và chủ yếu là điều trị bệnh sốt rét còn các bệnh nặng khác phải chuyển ra bệnh viện Đạ Hoai với phương tiện vận chuyển là khiêng võng đi bộ hoặc bằng xe đạp thồ.
Đến năm 1987 huyện Cát Tiên được thành lập (tách ra từ huyện Đạ Hoai thành 3 huyện Đạ Hoai – Đạ tẻ - Cát Tiên) từ đó phòng y tế và bệnh viện huyện Cát Tiên cũng được thành lập. Trong đó: phòng y tế 21 người, bệnh viện 31 người, chỉ có 02 bác sĩ, 10 y sĩ, còn lại NHS, y tá. Trong khoản thời gian này các trạm y tế xã tiếp tục được thành lập.
Đến năm 1989 Trung tâm y tế huyện Cát Tiên được thành lập trên cơ sở sáp nhập từ phòng y tế và bệnh viện huyện Cát Tiên. Quy mô bệnh viện 25 giường bệnh; Đội y tế dự phòng, 3 PKĐKKV và 11 TYT xã.
Trong những năm đầu khai phá rừng hoang xây dựng vùng kinh tế mới nơi đây với những cánh rừng khô trụi bỡi chất độc màu da cam. Khí hậu khắc nghiệt, bà con bệnh tật ốm đau triền miên, bệnh dịch hoành hoành, nhất là dịch sốt rét đã cướp đi nhiều sinh mệnh của người dân.
Những người cán bộ y tế lúc này trong tay chỉ có dụng cụ trang thiết y tế thô sơ và làm việc trong điều kiện hết sức khó khăn thiếu thốn, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thuốc men, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng vì dịch bệnh sốt rét đang rình rập có thể lấy đi sinh mạng của họ bất cứ lúc nào.
Sau những năm 1989 điều kiện làm việc cũng còn hết sức khó khăn như Đường xá đi lại, người cán bộ y tế phải cùng ăn với dân, ở với dân ngày ngày vai đeo túi thuốc sốt rét, lưng cõng bình phun hoá chất DDT đi khắc các chân đồi đến từng nhà dân để phun hoá chất diệt muỗi phòng trừ sốt rét. Không quản ngại khó khăn, gian khổ ngày đêm âm thầm vật lộn với bệnh tật, chống lại dịch bệnh sốt rét để bảo vệ từng sinh mệnh cho người dân
Ngày ấy bệnh viên Cát Tiên khi còn ở cơ sở cũ (là xã Phù Mỹ) là vùng thấp trũng, cơ sở vật chất xuống cấp, hàng năm vào mùa mưa lũ bệnh viện ngập trong biển nước và toàn bộ địa bàn huyện Cát Tiên bị nước lũ cô lập hoàn toàn không thể chuyển bệnh nhân lên tuyến trên việc cấp cứu bệnh nhân hết sức khó khăn, sau khi cố gắng hì hục dời phòng mổ đến nơi cao nhất nhưng phải đứng trong nước lũ ngập đến gối để mổ nhiều cas mổ cấp cứu để cứu bệnh nhân.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội huyện nhà ngành y tế cũng từng bước được phát triển và trưởng thành. Được sự quan tâm của tỉnh, Sở y tế, lãnh đạo Huyện ủy – HĐND - UBND huyện cùng với sự nổ lực của đội ngũ cán bộ y tế từ những khó khăn thiếu thốn bước đầu với tinh thần nhiệt huyết, cùng cam cộng khổ bám trụ lại nơi đây thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Từ khi được thành lập đến nay đơn vị được sự đầu tư phát triển từ nhiều nguồn: về CSVC được xây dựng và sửa chữa nâng cấp hàng năm, TTB được tiếp nhận từ nhiều dự án của tỉnh, huyện và mua sắm của đơn vị, hàng năm đơn vị gửi đi đào tạo khoảng 10% tổng số cán bộ viên chức trong đơn vị. Trong quá trình phát triển có sự đóng góp rất lớn về sự bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên môn theo đề án 1816 của bệnh viện trong và ngoài tỉnh.
Những kết quả đạt được:
- Về nhân lực: Từ những ngày đầu với vài cán bộ y tế của Ban tiền phương nay xây dựng đội ngũ cán bộ y tế với 173 người. Số lượng Bác sĩ đạt tỉ lệ 10 bs/vạn dân (trong đó có 11 Bs CK I) và 11/11 trạm y tế có bác sĩ.
-Về cơ sở vật chất: Từ nhà làm việc làm việc bằng tranh tre vách nứa ngày ấy nay đã có bệnh viện quy mô 70 giường bệnh, 2 PKĐKKV, 11 TYT xã được xây dựng kiên cố khang trang, sạch đẹp.
-Về TTB: Từ những cái pen, cái kéo, chiếc máy hút đạp bằng chân đến nay đã có được: 02 máy sinh hoá, 04 máy huyết học, máy điện giải đồ, máy nội soi TMH, máy nội soi dạ dày – tá tràng, máy siêu âm màu 4 D; máy XQ kỹ thuật số..., tuyến xã 11/11 trạm y tế có máy siêu âm, một số trạm có máy TPTNT, máy huyết học, điện tim…. Đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn làm chủ và khai thác được các tính năng của TTB hiện có.
-Về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: Từ những năm đầu thành lập TTYT thực hiện kỹ thuật chuyên môn đơn giản như tiêm chích, cấp cứu hô hấp hút dịch bằng quả bóp bằng tay, chiếc máy hút dịch đạp bằng chân đến nay đơn vị đã thực hiện hầu hết các dịch vụ kỹ thuật theo phân tuyến của Bộ Y tế. Ngoài ra còn thực hiện được nhiều phẫu thuật lớn như: mổ cắt tử cung toàn phần, mổ lấy thai trên bệnh nhân có vết mổ cũ lần 1, lần 2; cắt trĩ theo phương pháp Longo, phẫu thuật kết hợp xương chi trên – chi dưới, cắt lách trong cấp cứu chấn thương v.v…. từng bước nâng chất lượng điều trị.
- Y tế dự phòng: Công tác phòng chống dịch, các chương trình y tế quốc gia được triển khai đồng bộ11/11 xã, thị trấn. Chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương. Đặc biệt dịch bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, tay – chân – miệng được khống chế. Nhiều năm liền không có dịch bệnh xẩy ra trên địa bàn.
- Hoạt động y tế tuyến xã: hoạt động tuyến y tế cơ sở thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Đảm bảo công tác khám chữa bệnh và triển khai các chương trình y tế quốc gia. Hiện nay có 11/11 xã, thị trấn đạt Bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế. Tập trung đầu tư nâng cao chất lượng tuyến y tế cơ sở tạo điều kiện cho người dân có điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng, đưa chương trình các bệnh mãn tính không lây nhiễm về tuyến y tế cơ sở để tạo điều kiện cho người dân được khám, điều trị và quản lý ngay tại địa phương.
Với những kết quả đạt được TTYT Cát Tiên được các cấp các ngành quan tâm ghi nhận biểu dương - khen thưởng: nhiều Bằng khen UBND tỉnh, Cờ thi đua Bộ Y tế tặng 2003, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế năm 2010. Huân Chương lao động hạng III năm 2011
Với sự phấn đấu không ngừng của tập thể viên chức TTYT trong hơn 30 năm qua đã từng bước được nâng cao. Nhưng vẫn còn ở mức độ khiêm tốn so với nhu cầu CSSK ngày càng cao của nhân dân địa phương. Nhiệm vụ phía trước còn rất nhiều khó khăn thách thức về CSVC, TTB và đặc biệt là con người. Hiện nay tuy đảm bảo về mặt số lượng nhưng chất lượng còn thiếu, chưa đồng bộ ở các chuyên khoa.
Để đáp ứng nhu cầu CSSKND, đáp ứng lòng mong mõi của lãnh đạo địa phương, sánh vai cùng với các đơn vị bạn TTYT Cát Tiên có một số định hướng trong thời gian tới như sau:
1. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 6 khóa 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
2. Chú trọng công tác đào tạo, tập huấn để xây dựng đội ngũ đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đặc biệt đào tạo trình độ đại học, sau đại học, triển khai đồng bộ kỹ thuật ở các chuyên khoa.
3. Tranh thủ các nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phù hợp để từng bước thực hiện các dịch vụ kỹ thuật nâng cao chất lượng KCB.
4. Tích cực triển khai thực hiện Đề án 1816 của Bộ y tế về hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới, đồng thời tiếp nhận sự hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật từ các bệnh viện tuyến trên để triển khai một số kỹ thuật mới.
5. Tiếp tục triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí quản lý chất lượng bệnh viện:
Xác định các vấn đề ưu tiên cần cải tiến và nâng cao chất lượng nhằm cung cấp dịch vụ y tế an toàn, chất lượng, hiệu quả. Nội dung hướng đến người bệnh, lấy người bệnh làm trung tâm phục vụ.
6. Triển khai, thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, phong cách phục vụ người bệnh của cán bộ y tế, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ, củng cố niềm tin và sự hài lòng của người bệnh; tạo điều kiện tốt, thuận lợi để giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế; xây dựng hình ảnh đẹp của người cán bộ y tế.
7. Tiếp tục thực hiện duy trì 11/ 11 xã đạt Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế trong những năm tiếp theo. Triển khai đồng bộ các chương trình y tế quốc gia. Khống chế không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
8. Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý bệnh viện, khám chữa bệnh, bệnh án điện tử, thanh toán Bảo hiểm y tế, quản lý sức khỏe toàn dân, y tế dự phòng, cải cách thủ tục hành chính v.v…
Chặng đường 30 năm là cả một quá trình nỗ lực dựng xây vượt khó vươn lên của tập thể cán công chức, viên chức và người lao động Trung tâm Y tế Cát Tiên với sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của các cấp, các ngành.
Ở mốc thời điểm lịch sử này, Trung tâm Y tế huyện Cát Tiên sẽ lật sang trang sử mới đoàn kết, đồng lòng, đem hết sức lực, trí tuệ của mình phục vụ sức khỏe nhân dân, kế thừa và phát huy những kết quả đạt được trong hơn 30 năm qua cùng với sự nổ lực của tập nhân viên TTYT quyết tâm thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
27/10/19
Chế độ ăn uống rất quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi chức năng gan. Tuy nhiên, bệnh nhân bị viêm gan B thường bị chán ăn, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Vậy, người bị viêm gan B nên ăn và kiêng gì?
|
27/10/19
Liệu pháp sinh học khi kết hợp với biện pháp điều trị truyền thống tăng khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, giúp người bệnh thuận lợi điều trị.
|
27/10/19
Mỗi năm Việt Nam có trên 3,5 triệu người mắc lao, sốt rét, viêm gan virus, SARS, cúm A H1N1, H5N1, HIV/AIDS ... Trong khi đó, công tác y tế dự phòng luôn được đánh giá là lực lượng nòng cốt làm nhiệm vụ “gác gôn” chặn dịch nguy hiểm lại khó đảm nhận trách nhiệm loại trừ được bệnh cho dân.
|